Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 17-2014: Cá nhân soạn sách giáo khoa?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 17-2014: Cá nhân soạn sách giáo khoa?

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Có lẽ ít người tưởng tượng được chuyện Vinashin, nay đã đổi tên thành SBIC, đang xin cấp thêm tiền để… được cổ phần hóa? Đầu đuôi câu chuyện này được phóng viên Hải Lý kể trong bài “SBIC lại xin cấp tiền!”. Đây là một trong nhiều nội dung phong phú trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn tuần này, phát hành vào sáng ngày mai, 24-4.

Liên quan những vấn đề thời sự có bài “Cá nhân soạn sách giáo khoa?” của Nguyễn Vạn Phú, phân tích một yếu tố bị chìm lãng bởi con số kinh phí khổng lồ 34.000 tỉ đồng lần đầu tiên được nêu ra trong đề án đổi mới chương trình và biên soạn sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đó là việc đề án “khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn các bộ sách giáo khoa hoặc các cuốn sách giáo khoa khác”. Tuy nhiên, vấn đề bài viết đặt ra là Bộ có thật sự muốn điều này và dùng chủ trương này để tạo ra sự đột phá trong biên soạn sách giáo khoa hay không?

Cũng bởi sự chưa rõ ràng này mà trong sổ tay “Mang về, làm lại!”, Ngọc Lan trích ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên mang đề án quan trọng liên quan đến sự nghiệp trồng người của quốc gia về soạn lại!

Một vấn đề thời sự khác là “dịch sởi” được GS. Nguyễn Văn Tuấn phân tích cặn kẽ trong bài “Dịch sởi 2009-2010 và 2014L có sự trùng hợp” qua các số liệu thống kê và những kinh nghiệm từ dịch sởi cách nay 5 năm. Và nếu Bộ Y tế không rút ra bài học và có những biện pháp phòng sởi cập nhật thì rất có thể sẽ phải tiếp tục kéo dài mục tiêu “xóa bệnh sởi vào năm 2010”.

Vụ xử bầu Kiên dù đã hoãn lại nhưng chỉ một phiên xử sáng ngày 16-4 cũng đã cho thấy nhiều vấn đề nổi lên. Một trong những vấn đề đó được bàn luận kỹ trong mục Sự kiện & vấn đề, đó là đầu tư tài chính có phải là một lĩnh vực kinh doanh cần phải xin phép và ghi vào giấy đăng ký kinh doanh hay không; liệu hàng ngày, các cá nhân và doanh nghiệp không ghi kinh doanh tài chính trong các lĩnh vực được phép kinh doanh nhưng thực tế đang kinh doanh tài chính có đang “kinh doanh trái phép” hay không? Chuyên đề “Không thể cấm đầu tư tài chính” gồm các bài:

Từ “kinh doanh trái phép” đến sở hữu chéo – Hải Lý: Cáo buộc bầu Kiên tội “kinh doanh trái phép” đang gây băn khoăn cho nhiều doanh nghiệp. Đầu tư tài chính mà cụ thể là góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp nếu phải đăng ký và phải được cấp phép thì có lẽ sẽ không ai mua bán cổ phiếu cả.

Đầu tư tài chính không xấu – Phương Lam: Đầu tư tài chính là một vấn đề thuộc về quản trị doanh nghiệp.

Lúng túng – Ngọc Lan: Các quy định không rõ ràng có thể vô tình đẩy doanh nghiệp đến những rủi ro lớn thay vì tăng quyền tự chủ, an toàn cho họ.

Một đề tài có thể gây tranh cãi nhiều trong thời gian tới cũng được đề cập trên số báo này, đó là khả năng cho phép người Việt vào đánh bạc ở các casino sắp sửa được mở ra. Lập luận của các bên đồng tình và phản đối được ghi nhận ở mức độ ban đầu trong bài “Cho người dân vào casino chơi cũng là một canh bạc lớn” của Quang Chung.

Các bài viết khác với nhiều nội dung hấp dẫn, đang được quan tâm:

Gia tăng quyền lực thanh tra ngân hàng – Hải Lý: Theo Nghị định 26 có hiệu lực từ ngày 1-6-2014, cùng với sự ra đời của Tổng cục thanh tra, giám sát ngân hàng và các cục trực thuộc, quyền lực thanh tra ngân hàng càng được gia tăng.

Ngành ngân hàng trong năm 2014: khó khăn trọng tâm là xử lý nợ xấu – Linh Trang: Áp lực xử lý nợ xấu dẫn đến những chỉ tiêu lợi nhuận dè dặt cho năm 2014 tại nhiều ngân hàng.

“Vùng tối” vay nợ nước ngoài – Hồng Phúc: Hiện không có cơ quan nào trả lời được câu hỏi: “Tổng nợ vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh của khối doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng là bao nhiêu?”.

Lợi ích của việc bỏ trần lãi suất huy động – Phan Minh Ngọc: Tự do hóa lãi suất huy động có thể kích thích tiêu dùng, giúp giảm đà tăng nợ công, thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế và hạn chế bong bóng tài sản như thế nào?

Đăng cai Asiad: bản hợp đồng và sự trung thực – Thiên Di: Hậu rút đăng cai Asiad 18: hé lộ những điều thiếu trung thực, không minh bạch nơi những người từng nhận trách nhiệm tổ chức sự kiện này.

Để người Việt trở nên tốt đẹp hơn: những gợi ý từ giáo dục – Đặng Hoàng Giang: Các định chế xã hội (làm nên những chuẩn mực xã hội) chịu trách nhiệm trong sự suy đồi đạo đức của người Việt. Nhưng định chế giáo dục với chức năng “trồng người” có trách nhiệm trực tiếp hơn cả.

1% sẽ ăn hết của 99% – Nguyễn Vạn Phú: Cuốn sách “Capital in the Twenty-First Century – Tư bản trong thế kỷ 21” của Thomas Piketty về chủ đề bất bình đẳng thu nhập với lập luận chính: thu nhập từ tư bản có tốc độ tăng cao hơn nhiều so với thu nhập từ sức lao động. Theo nhà kinh tế học đoạt giải Nobel – Paul Krugman, cuốn sách này “thay đổi cả cách chúng ta suy nghĩ về xã hội và cách chúng ta nghiên cứu kinh tế học”.

Dịch chuyển trên thị trường cà phê trong nước – Hoàng Thục Minh: Nhiều người nghĩ rằng chính những thương hiệu nước ngoài mới có thể trả lại ly cà phê sạch, thực sự là cà phê của Người Việt.

Tranh quyền – Ngọc Hùng: Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VN Pangasius) và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt nam (VASEP) đang tranh giành quyền “sinh sát” về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra.

Sắp giải được bài toán tiền sử dụng đất – Đình Dũng: Lại một hội thảo nữa tiếp nối nhiều hội thảo về nộp tiền sử dụng đất. Liệu câu chuyện lằng nhằng về tiền sử dụng đất kể từ Nghị định 69/NĐ-CP ra đời vào năm 2009 có cơ may khép lại?

Doanh nghiệp tư nhân chật vật tồn tại – Tư Giang: “Vận đen” vẫn đang đeo đuổi các doanh nghiệp tư nhân khi xu thế phá sản vẫn chưa dừng lại.

Thuyết Darwin trong doanh nghiệp – Thục Đoan: Theo thuyết tiến hóa của Darwin, cá thể có những đặc điểm thích nghi tốt nhất với điều kiện môi trường sẽ có khả năng tồn tại lớn nhất. Điều này đang âm thầm diễn ra trong cộng đồng doanh nghiệp.

Cần tách bạch mục đích cho vay – Nguyễn Quang Bình: Không thể nhập nhèm giữa nguồn vốn tín dụng phục vụ người dân với nguồn vốn cho vay đầu cơ vào… rủi ro!

CEO nữ thời khủng hoảng – Nguyễn Vinh: Những phẩm chất nào của các CEO nữ tương thích với “thời thế” khiến không ít “ông tướng chỏng vó ngã ngựa”?

Bán lẻ: cạnh tranh sức bền? – Quốc Hùng: Trong cuộc đua dài hơi trên thị trường bán lẻ Việt Nam, có vẻ như phần thắng đang nghiêng về phía nhà bán lẻ nước ngoài.

Thợ săn thưởng trên fanpage và món gân gà – Dương Trọng Huế: Nhà tổ chức các cuộc thi trên fanpage đang đau đầu với những “thợ săn thưởng” càng lúc càng chuyên nghiệp hơn.

Facebook cũng sẽ chuyển tiền điện tử? – Hồ Quốc Tuấn: Người ta đã bắt đầu nói về một “cuộc chiến” tiềm tàng giữa các công ty công nghệ và ngân hàng…

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới