Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

EU cấm vận Nga: Brazil và Trung Quốc được lợi?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

EU cấm vận Nga: Brazil và Trung Quốc được lợi?

Thanh Hương

(TBKTSG Online) – Trong cuộc “ăn miếng trả miếng” cấm vận kinh tế giữa Nga và châu Âu, bên nào cũng thiệt hại. Có lẽ chỉ có các thị trường thay thế nguồn cung nhập khẩu của Nga như Brazil, Trung Quốc là được lợi.

EU cấm vận Nga: Brazil và Trung Quốc được lợi?
Táo của Ba Lan chiếm 50% lượng táo nhập khẩu của Nga. Ảnh: Reuters

Nga vừa ra lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm từ phương Tây để đáp trả việc Liên minh châu Âu cấm các công ty của họ giao dịch với một số ngân hàng Nga, cũng như các hãng năng lượng của nước này.

Trong khi đợt cấm vận mới nhất của châu Âu không động chạm gì tới những đầu mối nhập khẩu gas và dầu quan trọng nhất từ Nga, nó lại “đập lưng ông” khi có vẻ như sẽ dẫn đến việc các công ty của họ sẽ không bán được các hóa chất cần sử dụng trong khai thác và sản xuất dầu khí ở Nga.

Thêm vào đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin lại trả lời bằng cách cấm nhập thịt và các mặt hàng thực phẩm khác từ liên minh châu Âu.

Hiện Nga đã chuyển sang Brazil và New Zealand để thay thế nguồn cung nhập khẩu thực phẩm đã bị cấm vận từ Mỹ, Anh, Úc, Canada, và Na Uy. Nga đã nhập số lượng lớn thịt gà và thịt bò từ Brazil, nhà xuất khẩu thịt lớn nhất thế giới, nhưng việc đưa hàng đến Nga sẽ không dễ dàng và đúng hạn, các chuyên gia dự đoán. Các nhà xuất khẩu thịt của Brazil sẽ hưởng lợi. Các nhà đầu tư đã mua hàng từ các nhà xuất khẩu thực phẩm như Minerva và Brasil Food từ thứ Sáu tuần trước.

“Người thua lớn nhất vẫn là Nga”, Craig Botham, nhà kinh tế của ngân hàng Anh Schroders, nói – “tiêu thụ nội địa sẽ thiếu hụt các mặt hàng bị cấm, mà Nga cấm ngay lập tức nên không thể chuẩn bị sản xuất kịp, do đó sẽ phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu thay thế nhanh”.

Về nhiều mặt, Nga đặc biệt phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu các nước bị cấm vận. Hơn 50% thịt heo, gà, sản phẩm sữa nằm trong danh mục bị cấm nhập. Brazil cũng không sản xuất đủ để cung cấp cho thực khách Nga. Giá các mặt hàng này sẽ tăng cao là điều thấy rõ.

Lạm phát cũng là vấn đề của Nga, hiện tại là 7% hàng năm. Tác động của lạm phát sâu hơn sẽ buộc Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất, hiện nay là 8%.

Trong khi đó, cấm vận từ Mỹ và Liên minh châu Âu đã đẩy giá tài chính lên và buộc các ngân hàng tìm nguồn tài chính nội địa, nên lãi suất nội địa tăng nhanh sẽ có tác động lớn bất thường, Botham và đồng nghiệp dự báo. Tín dụng và tăng trưởng kinh tế sẽ phải gánh hậu quả trong các tháng tới. Thực tế, Market Vectors Russia, quỹ tín thác đầu tư lớn của Nga đã sụt giảm 17,6% trong vòng một năm qua.

Tuy nhiên, phương Tây cũng bị ảnh hưởng đáng kể từ cấm vận. Nguy hiểm hơn cho các nhà đầu tư là khi cấm vận mậu dịch giữa các bên tiếp tục leo thang, sẽ dẫn đến cấm vận dầu và khí tự nhiên. Nga và châu Âu phụ thuộc lẫn nhau trong việc cung cấp và mua bán năng lượng. Nếu không có nó, Nga sẽ mất nguồn thu quan trọng nhất, nhưng việc sản xuất và tiêu thụ của châu Âu cũng sẽ tăng giá khủng khiếp, các nhà kinh tế của Schroders viết.

Ba Lan tuần qua cũng lên tiếng yêu cầu Mỹ giúp tiêu thụ lượng táo của họ lẽ ra xuất sang Nga bắt đầu bị cấm vận từ tháng 8 này, theo Reuters. Ba Lan là nhà xuất khẩu táo lớn nhất thế giới và cũng là thị trường nhập khẩu táo lớn nhất của Nga, chiếm đến 50%. Chưa thấy Mỹ trả lời về yêu cầu này, nhưng trước giờ Mỹ vốn hạn chế nhập rau và trái cây từ châu Âu, chỉ trừ vài ngoại lệ như tiêu và bông cải từ Ba Lan, táo và đào từ Ý.

Trong khi đó, Trung Quốc lại bắt đầu xúc tiến mạnh việc bán rau và trái cây cho Nga. Công ty Barong của Trung Quốc lên kế hoạch đặt một trung tâm hậu cần ở Dongning gần biên giới Viễn Đông của Nga để thực hiện điều này.

Đây là một siêu thị bán sỉ rộng 70.000 mét vuông và kho chứa 30.000 mét vuông, được đầu tư 9,7 triệu đô la cùng với kho lạnh và các thiết bị, sẽ trở thành một khu kinh tế cửa khẩu đặc biệt để xuất rau và trái cây sang Nga, theo ISTAR-TASS dẫn lời Chủ tịch Hội Kinh tế ứng dụng tỉnh Hắc Long Giang, bà Zhang Chunjiao. Một công ty Trung Quốc khác là Dili, cũng có kế hoạch mở một khu vực thương mại biên giới như thế cuối năm 2014.

Các lệnh cấm vận từ Liên minh châu Âu sẽ khiến các thành viên của mình thiệt hại 16 tỉ đô la, theo đại sứ liên minh châu Âu tại Nga.

Tuần rồi liên minh châu Âu có cuộc họp để đánh giá ảnh hưởng của các lệnh cấm vận Nga đối với nông dân của họ. Các nước thành viên đã phàn nàn là thiệt hại về kinh tế lớn quá, ngoài Đức và Ba Lan mất hết các hợp đồng mậu dịch với Nga, các nước vùng Baltic – Lithuania, Latvia và Estonia đã kịp nhận thấy GDP của họ đang tụt xuống nhanh chóng.

Đọc thêm:

– Nga – phương Tây trừng phạt nhau, Hy Lạp thành vật hy sinh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới