Thứ Năm, 18/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Có nên công nghiệp hóa dựa vào bảo hộ?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Có nên công nghiệp hóa dựa vào bảo hộ?

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Bài 45:

Có nên công nghiệp hóa dựa vào bảo hộ?

Các quốc gia khi giàu lên đều tăng tỉ trọng công nghiệp và giảm tỉ trọng nông nghiệp. Vấn đề là tìm con đường tốt nhất để xây dựng một khu vực công nghiệp có thể tự mình tăng trưởng bền vững?

Có hai chiến lược. Thứ nhất là bảo hộ bằng thuế quan, hạn ngạch và cấm nhập khẩu. Ý tưởng ở đây là nâng giá sản phẩm để các doanh nghiệp nội địa có thể học cách trở nên hiệu quả. Về nguyên tắc, bảo hộ sẽ phải giảm dần để người tiêu dùng các sản phẩm này không mãi mãi phải chịu giá cao.

Thực ra, khi một ngành đã quen được bảo hộ thì sẽ rất khó chuyển sang cuộc sống không có nó. Một công ty được bảo hộ đạt lợi nhuận cao bằng cách thuyết phục các quan chức chính phủ hay chính trị gia rằng công ty phải được bảo hộ hơn nữa, trong khi chẳng dành nhiều nỗ lực để giảm giá thành hay cải thiện sản phẩm. Đôi khi một chính phủ mạnh tay và buộc doanh nghiệp phải trở nên cạnh tranh, nhưng điều này rất hiếm. Thông thường, một khi công nghiệp hóa bắt đầu với giá thành cao thì sẽ tiếp tục như vậy.

Có phải là quá tệ? Đúng, vì công nghiệp hóa dựa vào giá thành cao tự mình sẽ chậm lại. Các doanh nghiệp không thể xuất khẩu nên không thể nào đạt được lợi thế kinh tế theo qui mô như điều mà các nhà xuất khẩu có thể đạt được. Những doanh nghiệp có đầu vào là hàng giá cao cũng khó xuất khẩu sản phẩm. Khi xuất khẩu suy giảm thì không thể nhập khẩu thiết bị hiện đại mà không phải vay mượn. Các khoản nợ này lại đến với những ngành có giá thành cao hơn nhưng ít tạo ra việc làm hoặc xuất khẩu. Thiếu khả năng xuất khẩu trong khi cầu nội địa không tăng, nền kinh tế giá thành cao bị trì trệ. Điều này đã xảy ra ở Ấn Độ, Brazil và các nước khác có thị trường nội địa còn lớn hơn Việt Nam.

Có một con đường khả thi khác để công nghiệp hóa. Bài kế tiếp sẽ trình bày kinh nghiệm thành công của các nước đã công nghiệp hóa theo định hướng xuất khẩu.

English:

Industrialization through protection?

Every nation that grows richer increases its share of industry while that of agriculture falls. The question is, what is the best way to develop an industrial sector that can sustain its own growth?

There are two strategies. One uses protection – tariffs, quotas and bans on imports. The idea is to raise the product's price so that local firms can learn how to become efficient. In principle, the protection should be reduced over time so that consumers of the products are not stuck with permanently high costs.

In fact, once an industry gets used to protection, it is very difficult to adjust to life without it. A protected firm gets a high return from persuading government officials or politicians that it must have more protection. Less effort is spent on lowering costs or improving products. Sometimes a government is very strong and forces firms to become competitive, but this is rare. Usually, once industrialization gets started with high costs, it continues that way.

Is this so bad? Yes, because high cost industrialization is doomed to slow down. Firms cannot export. Thus, economies of scale of the same magnitude as exporters are not possible. Users of the expensive products as inputs also have trouble exporting. With slowing exports, imports of advanced capital goods are not possible without borrowing. But the debt goes to more high cost industry. This industry creates few jobs or exports. With no ability to export and slowing domestic demand, the high cost economy slows down. This is what happened to India, Brazil, and other nations with even larger internal markets than Vietnam.

An alternative approach to industrialization is possible. In the next article, we will describe the successful experience of industrialized countries who took an export-oriented approach.

(Đường dẫn tới các bài trước được đăng trong mục Tin bài khác bên dưới)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới