Thứ Ba, 23/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Giao doanh nghiệp cho con cái, sao yên tâm?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Giao doanh nghiệp cho con cái, sao yên tâm?

Đức Tâm

Giao doanh nghiệp cho con cái, sao yên tâm?
Giáo sư Paul Brown (thứ ba từ trái sang) chụp hình lưu niệm với khách mời hội thảo. Ảnh: Đức Tâm

(TBKTSG Online) – Làm sao để yên tâm khi giao quyền điều hành kinh doanh cho con cái là một trong các vấn đề mà các chủ doanh nghiệp gia đình rất quan tâm. Tiến sĩ Paul Brown, giáo sư về tâm lý học thần kinh trong thuật lãnh đạo, cho rằng cha mẹ nên đào tạo và chuẩn bị tâm lý cho con em mình ngay từ lúc con còn trẻ.

Buổi tọa đàm với tiến sĩ Paul Brown về chuyển giao doanh nghiệp gia đình diễn ra vào chiều 26-8 tại TPHCM dưới sự tổ chức của Trung tâm Hỗ trợ hội nhập WTO và Hội doanh nghiệp TPHCM.

Giáo sư Paul Brown cho rằng trong mô hình kinh doanh gia đình có một vấn đề phổ biến là thế hệ thứ nhất (cha mẹ – F1) thường lo lắng, không yên tâm về kinh nghiệm của thế hệ thứ hai (con cái – F2), trong khi F2, được học hành đầy đủ hơn, luôn cảm ý kiến của mình không được lắng nghe. Trước khi giải quyết vấn đề này, giáo sư Paul đưa ra ví dụ về hai công ty gia đình khá nổi tiếng tại Anh.

Đầu tiên là Tòa nhà Penshurst Place được gia đình Sidney quản lý từ năm 1552 đến nay theo hình thức cha truyền con nối. Người quản lý hiện nay, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Cambridge ở tuổi 30, đã phải làm việc thêm 7 năm từ vị trí thấp nhất trong doanh nghiệp này trước khi trở thành người quản lý.

Thứ hai là trường hợp tòa nhà Goodwood House, được xây dựng và quản lý bởi gia đình Lennox với nguyên tắc chỉ chuyển giao quyền điều hành cho con trai trưởng khi người con đủ 40 tuổi.

Như vậy, theo giáo sư Brown, ngoài kiến thức học từ trường lớp thì kinh nghiệm là yếu tố quan trọng mà F2 cần phải tích lũy để F1 có thể yên tâm tin tưởng bàn giao công việc. Theo giáo sư Brown, khoảng thời gian cần thiết để F2 vươn lên đảm nhận trách nhiệm quản lý công ty gia đình thường kéo dài khoảng 10 năm, từ năm 22 tuổi (sau khi tốt nghiệp đại học) đến 32 tuổi. 32 tuổi cũng là độ tuổi đủ chín để F2 gánh vác việc kinh doanh của gia đình cũng như có những trải nghiệm để truyền đạt sang thế hệ F3.

Theo giáo sư Brown, những người F2 nên làm thuê càng nhiều càng tốt ở những công ty bên ngoài gia đình, nơi họ được đối xử hoàn toàn bình đẳng như những nhân viên khác, cũng như tại đó họ có cái nhìn khách quan hơn về những điểm mạnh yếu của công ty của gia đình mình, giáo sư Brown gợi ý.

Tuy kiến thức và kinh nghiệm rất quan trọng nhưng chính việc trao truyền niềm đam mê nghề nghiệp mới là yếu tố đầu tiên cần quan tâm để xây dựng thế hệ kế nghiệp. Ngoài ra, để có được một công ty gia đình thành công, yếu tố công bằng trong mức lương tương ứng với vị trí công việc và năng lực giữa con cái so với các nhân viên khác là một nguyên tắc quan trọng mà người điều hành công ty cần nhớ, gs. Brown nói.

Sau hơn hai thập niên phát triển kinh tế thị trường, ở Việt Nam đã hình thành nhiều công ty gia đình, nhiều "gia tộc doanh nhân" có tầm vóc và vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Những lời khuyên của giáo sư Brown đã đáp ứng phần nào mối băn khoăn của các nhà lãnh đạo công ty gia đình trong vấn đề chuyển giao quyền điều hành doanh nghiệp.

GS. Brown là chuyên gia hàng đầu thế giới về khoa học thần kinh ứng dụng trong tổ chức và phát triển tiềm năng lãnh đạo. Ông phụ trách giảng dạy bộ môn tâm lý học thần kinh trong thuật lãnh đạo tại trường Nghiên cứu Quốc phòng của Hoàng gia Anh và thường thỉnh giảng bộ môn khoa học thần kinh tổ chức tại Đại học London South Bank.

Đọc thêm:

Con vua từ chối làm vua…

Chọn lãnh đạo sao cho đúng?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới