Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Quỹ đầu tư tư nhân ngại gì ở DN Việt?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Quỹ đầu tư tư nhân ngại gì ở DN Việt?

Thái Ngọc

Quỹ đầu tư tư nhân ngại gì ở DN Việt?
Ông Lê Hoàng Anh, Giám đốc điều hành quỹ đầu tư Dragon Capital (trái) trao đổi với khách mời tại hội thảo. Ảnh: Thái Ngọc

(TBKTSG Online) – Các thành viên khởi xướng đã làm việc lâu chưa? Có ăn ý với nhau không? Đội ngũ nhân viên thế nào? Đã xây dựng được quy trình làm việc hay chưa? Thị trường sản phẩm có lớn hay không?… Đây là những tiêu chí để một doanh nghiệp, hoặc dự án khởi nghiệp được các quỹ đầu tư chú ý.

Ông Thân Trọng Phúc, Giám đốc điều hành quỹ đầu tư DFJ VinaCapital cho biết như thế tại buổi hội thảo về vai trò của quỹ đầu tư tư nhân và quỹ đầu tư mạo hiểm, do trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức vào ngày 30-9.

Nhiều đại diện các quỹ đầu tư lo ngại vấn đề đạo đức kinh doanh trong các doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với đó giải thích luật lệ thiếu rõ ràng, rủi ro về pháp lý, thực thi thiếu triệt để, con người… mức độ rủi ro trong thời điểm hiện tại còn cao hơn trước đây v.v…

Nhiều cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam thiếu tôn trọng bản quyền, nên nhiều nơi cùng làm một sản phẩm, phá giá lẫn nhau. Và đa số người dân chưa muốn trả tiền cho các dịch vụ.

Theo ông Phúc, DFJ Vinacapital chú ý vào các công ty, dự án khởi nghiệp ở lĩnh vực công nghệ; đặc biệt là các công nghệ được phát triển tại Việt Nam nhưng có thể ứng dụng ở nước ngoài và những công ty biến công nghệ thành sản phẩm. Số tiền mà DFJ Vinacapital đã đầu tư vào các doanh nghiệp ở Việt Nam khoảng 30 triệu đô la Mỹ. Số vốn nhỏ nhất đầu tư vào một doanh nghiệp là 300.000 đô la Mỹ và lớn nhất là 5 triệu đô la.

Với quỹ đầu tư Dragon Capital, ông Lê Hoàng Anh, Giám đốc điều hành của quỹ đầu tư này cho biết quỹ chú trọng đến những công ty đã bước qua thời kỳ khởi nghiệp và đủ sức tiếp nhận vốn đầu tư từ 10 triệu đô la Mỹ trở lên.Tuy nhiên với những dự án về năng lượng sạch mà Dragon Capital nhìn thấy có triển vọng vẫn chấp nhận đầu tư ở mức vài trăm ngàn đô la Mỹ. Tổng số vốn mà đơn vị này đã đầu tư vào các doanh nghiệp tại Việt Nam trong 11 năm qua là trên 1 tỉ đô la Mỹ.

Ông Phúc của quỹ DFJ VinaCapital tiết lộ, việc tiếp cận các quỹ đầu tư là vấn đề cực kỳ đơn giản. Người đại diện doanh nghiệp, dự án có thể đưa trực tiếp đến văn phòng, hoặc gởi qua email và tất cả sẽ nhận được sự phản hồi của các quỹ đầu tư. Với các dự án tốt, sau khi thẩm định, sẽ được quỹ đầu tư mời đến để cùng bàn bạc thỏa thuận sâu hơn.

Theo ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng, Cục phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học công nghệ, Bộ Khoa học – Công nghệ, hiện nay Bộ KH-CN đang có những dự án, quỹ dành cho việc thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, về phía nhà nước đến lúc này vẫn chưa thể có các quỹ đầu tư mạo hiểm từ ngân sách, điều này phải trông chờ vào doanh nghiệp, các quỹ bên ngoài. Bộ KC-CN đánh giá cao sự đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty và cá nhân.

Tuy nhiên tại buổi hội thảo này đã thiếu đi tiếng nói của các doanh nghiệp, các dự án khỏi nghiệp mà theo đơn vị tổ chức không mời được.

Xem thêm:

DN khởi nghiệp khó “lọt vào mắt xanh” của quỹ đầu tư

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới