Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Trung Quốc: Hội nghị trung ương 4 thảo luận những gì?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Trung Quốc: Hội nghị trung ương 4 thảo luận những gì?

Phúc Minh

Trung Quốc: Hội nghị trung ương 4 thảo luận những gì?
Hội nghị trung ương 4 của Đảng Cộng sản Trung Quốc tập trung vào vấn đề pháp quyền và chống tham nhũng. Ảnh: Reuters

(TBKTSG Online) – Hội nghị toàn thể lần thứ tư của Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (còn gọi là Hội nghị trung ương 4) khóa 18, diễn ra từ ngày 20-10 đến ngày 23-10, quy tụ 205 ủy viên chính thức và 170 ủy viên dự khuyết, sẽ thảo luận xoay quanh chủ đề trọng tâm là pháp quyền.

Các phiên họp toàn thể của Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thường được tổ chức một hoặc hai lần mỗi năm, được coi là cuộc họp quan trọng nhất trong nền chính trị nước này.

Tại hội nghị trung ương 3 khóa 18 được tổ chức cách đây một năm, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã xây dựng chương trình cải cách kinh tế đầy tham vọng, gần như chạm vào mọi lĩnh vực của đất nước đông dân nhất thế giới này.

Sau cuộc họp của Bộ Chính trị vào tháng trước, Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của pháp quyền và cho rằng điều này là cần thiết nhằm "xây dựng một xã hội thịnh vượng về mọi mặt, đi sâu cải cách một cách toàn diện".

Hội nghị trung ương 4 được giới phân tích trông đợi sẽ thành lập cơ quan đặc trách chống tham nhũng độc lập tại các cấp chính quyền; cải cách hệ thống tư pháp theo hướng độc lập hơn; cải cách quyền sử dụng và sở hữu đất đai theo hướng bảo vệ quyền cho nông dân; cải cách hệ thống tài chính cấp tỉnh sao cho có tính giải trình và minh bạch hơn.

Hội nghị trung ương 4 dự kiến sẽ công bố hình thức xử lý cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang và tướng Từ Tài Hậu. Ngoài ra, hội nghị trung ương 4 cũng sẽ đưa ra những quyết định kỷ luật một số cựu quan chức cấp cao, trong đó có cựu Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Vạn Khánh Lương, cựu Thứ trưởng Công an Lý Đông Sinh; cựu Chủ nhiệm Ủy ban quản lý và giám sát tài sản nhà nước Tưởng Khiết Mẫn, cựu Phó chủ tịch Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc Vương Vĩnh Xuân.

Đa số học giả nghiên cứu pháp lý của Trung Quốc cho rằng nếu Trung Quốc muốn giải quyết tệ nạn tham nhũng, nâng cao trình độ quản lý và làm cho nền kinh tế đi trên con đường phát triển bền vững, việc tăng cường sự độc lập của ngành tư pháp là cần thiết.

Tuy nhiên, ngay cả một số học giả lạc quan nhất cũng cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ chỉ sửa chữa hệ thống hiện có thay vì thử nghiệm những cải cách đầy tham vọng hơn nhưng có thể hạn chế quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc – theo Financial Time (Anh).

Đọc thêm:

>> Hồ sơ Chu Vĩnh Khang

>> Hồ sơ Từ Tài Hậu – "đánh từ hổ đến ruồi nhặng"

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới