Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Vì sao đề xuất giảm cước của Viettel chưa được chấp thuận?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Vì sao đề xuất giảm cước của Viettel chưa được chấp thuận?

Vân Ly

Vì sao đề xuất giảm cước của Viettel chưa được chấp thuận?
Trong vòng 4 tháng qua, Viettel đã 2 lần kiến nghị Bộ Thông tin Truyền thông cho phép giảm cước gọi di động nhưng chưa được chấp thuận. Ảnh minh họa: Vân Ly

(TBKTSG Online) – Chỉ trong bốn tháng qua Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã hai lần đề xuất Bộ Thông tin Truyền thông xin được giảm cước gọi di động để cước gọi nội và ngoại mạng của mạng di động này được tính chung một giá chứ không phải hai giá như hiện nay, nhưng chưa được chấp thuận.

Phát biểu tại một cuộc họp với Bộ Thông tin Truyền thông mới đây, ông Lê Đăng Dũng, Phó tổng giám đốc Viettel lại xuất Bộ cho phép doanh nghiệp này được giảm cước, tính cước nội và ngoại mạng như nhau.

Hiện nay mức cước gọi từ thuê bao Viettel sang thuê bao của mạng khác đang cao hơn gần 13% so với gọi nội mạng giữa các thuê bao Viettel.

Về kiến nghị của Viettel, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin Truyền thông cho biết, giá cước là do doanh nghiệp viễn thông quyết định, miễn không được bán dịch vụ dưới giá thành, tránh tình trạng doanh nghiệp phá giá thị trường và gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ hơn.

“Bộ luôn yêu cầu Viettel và các doanh nghiệp viễn thông khác báo cáo giá thành dịch vụ di động để xem đó là cơ sở để phê duyệt các đề xuất của nhà mạng về điều chỉnh cước, giá cước phải được xây dựng trên cơ sở giá thành,” ông Hải nói.

Còn một nguồn tin cho biết, Viettel luôn gửi báo cáo giá thành dịch vụ di động theo yêu cầu của Bộ Thông tin Truyền thông và tất nhiên Viettel không dại gì đề xuất giảm cước khi dịch vụ được bán dưới giá thành. Vậy, vì sao đề xuất giảm cước và mức tính cước đó không dưới giá thành mà đề nghị của Viettel lại không được phê duyệt?

Giới chuyên gia phân tích, hiện Viettel đang có khoảng hơn 40 triệu thuê bao di động và là mạng di động có lượng thuê bao lớn nhất thị trường. Do đó các thuê bao từ mạng khác gọi sang mạng Viettel nhiều hơn các thuê bao Viettel gọi sang mạng khác. Mà mỗi khi có thuê bao từ mạng này gọi sang mạng khác thì các mạng phải trả cho nhau cước kết nối. Như vậy số tiền các mạng nhỏ phải trả cho Viettel nhiều hơn số tiền mà Viettel phải trả cho các mạng.

Trong khi đó, nếu Viettel được giảm giá cước di động theo đề xuất trên mà các nhà mạng khác không áp dụng theo, không đưa ra giá cước cạnh tranh thì sẽ khó giữ chân được khách hàng.Trong khi phải trả cho Viettel nhiều hơn mà lại phải giảm giá cước thì việc cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ sẽ còn khó khăn hơn… Đây chính là lý do cơ quan quản lý phải cân nhắc khi cho Viettel giảm giá.

Nhưng phân tích trên được tính trên phương diện quản lý nhà nước. Còn ở góc độ người dùng, nếu đề xuất của Viettel được chấp thuận thì hơn 40 triệu thuê bao mạng di động này sẽ là những người được hưởng lợi. Và nếu các mạng khác cũng giảm theo thì cả thị trường, người dùng dịch vụ di động tại Việt Nam sẽ được hưởng lợi.

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp viễn thông giảm cước là cách mà các doanh nghiệp này tự giảm lợi nhuận để làm lợi cho khách hàng. Theo báo cáo Vietnam Report, trong 10 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2014 thì có tới 3 doanh nghiệp viễn thông lớn như Viettel, MobiFone và VNPT (đầu tư mạng VinaPhone).

Do đó, giới chuyên gia cho rằng việc các nhà mạng lớn như Viettel chấp nhận giảm cước để chia sẻ khó khăn, kích cầu người dùng trong thời buổi kinh tế như hiện nay là điều hợp lý. Tất nhiên, việc Viettel giảm cước sẽ ảnh hưởng đến các nhà mạng khác, nhưng trước khi Viettel đề xuất giảm giá thì doanh thu của các nhà mạng đã bị ảnh hưởng bởi dịch vụ OTT như Viber, Zalo…

Thêm nữa, với động thái xin giảm cước trên của Viettel, các chuyên gia còn cho rằng, Việt Nam dần sẽ đi theo xu hướng phát triển của viễn thông thế giới. Tại các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc… cước dịch vụ viễn thông di động chủ yếu tính cho cước dữ liệu 3G, 4G còn dịch vụ thoại, nhắn tín gần như được miễn phí. Tuy nhiên, có lẽ Việt Nam phải đến năm 2020 mới bắt kịp được xu hướng đang diễn ra tại các quốc gia phát triển này. Và để đi theo xu hướng ấy, việc giảm giá cước thoại là lộ trình tất yếu.

Xem thêm:

Viettel khai trương mạng di động tại Peru

Cạnh tranh không lại OTT, Viettel muốn giảm cước thoại

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới