Thứ Năm, 18/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Quốc hội thảo luận mỗi bộ nên có mấy thứ trưởng?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Quốc hội thảo luận mỗi bộ nên có mấy thứ trưởng?

Vân Ly

Quốc hội thảo luận mỗi bộ nên có mấy thứ trưởng?
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường sáng 1-6. Ảnh: Vân Ly

(TBKTSG Online) – Tại buổi thảo luận ở hội trường Quốc hội sáng 1-6 về dự thảo Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về nội dung mỗi cơ quan cấp bộ cần có mấy thứ trưởng là phù hợp.

Đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) cho biết, ông đồng tình với nội dung quy định của dự thảo Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) là các bộ nên có tối đa 5 thứ trưởng. Còn các bộ Quốc phòng, Công an có thể có 6 thứ trưởng.

Riêng với quy định số thứ trưởng của bộ Ngoại giao, theo dự thảo là 6 người thì ông không Hà đồng tình. Bởi ông cho rằng, bộ Ngoại giao phụ trách vấn đề quan hệ quốc tế nên không nhất thiết phải quy định là chỉ được có 6 thứ trưởng. Ông đề xuất lượng thứ trưởng của bộ này sẽ do Chính phủ đề nghị căn cứ trên hoạt động đối ngoại của cả nước. Có những nước lớn, hoặc những nước có mối quan hệ đặc biệt với ta (như Lào, Campuchia…) cần bố trí thứ trưởng làm đại sứ ở đó… Nếu ra quy định cứng nhắc là chỉ có 6 thứ trưởng thì bộ Ngoại giao không thể hoàn thành và đáp ứng được công việc – với bộ này cần có cơ cấu thứ trưởng mềm dẻo.

Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Tỷ, đại biểu tỉnh Bến Tre lại cho rằng, ông đồng tình với nội dung dự thảo quy định các bộ như Ngoại giao, Công an, Quốc phòng có thể có 6 thứ trưởng. Nhưng với các bộ khác, ông Tỷ cho rằng không nhất thiết phải có tới 5 thứ trưởng, có bộ chỉ cần 3 thứ trưởng. Ông Tỷ cho rằng cần tinh giảm bộ máy lãnh đạo ở các bộ để tránh tình trạng cán bộ nhiều và có tình trạng ngồi chơi xơi nước.

Đại biểu Hà Nội, bà Bùi Thị An cho rằng cần quy định cứng số lượng thứ trưởng các bộ là 5, còn các bộ Quốc phòng, Công an, Ngoại giao sẽ có 6 thứ trưởng. Bà cho rằng bộ nào cũng quan trọng, không nên cho phép bộ nào có quy định mềm về thứ trưởng, nếu không sẽ hình thành cơ chế xin cho.

Văn phòng chính phủ có phải siêu bộ?

Khá thẳng thắn trong phần thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) diễn ra sáng 1-6, đại biểu Chu Sơn Hà cho rằng dự thảo cần phải làm rõ địa vị pháp lý của Văn phòng Chính phủ. Đây không phải là bộ nhưng có phải là cơ quan ngang bộ không hay là gì? Theo ông Hà, Luật nên quy định một điều khoản về văn phòng chính phủ trong đó có quy định cơ cấu số lượng các phó chủ nhiệm của cơ quan này; không thể không có quy định và cơ quan này là một ngoại lệ.

“Văn phòng chính phủ tuy không phải là bộ nhưng lại là siêu bộ. Cải cách hành chính tại địa phương mà ở Văn phòng Chính phủ không cải cách là không ổn,” ông Hà nói.

Đại biểu tỉnh Lâm Đồng, ông Nguyễn Bá Thuyền cho rằng, dự luật phải thiết kế nhiệm vụ, quyền hạn của thủ tướng rất rõ, bởi nếu không minh bạch thì không thể quy trách nhiệm cho thủ tướng được. Ông Thuyền nói: “Hiện dự thảo quy định trách nhiệm của thủ tướng thì nhỏ nhưng quyền hạn thì lớn. Nếu quy định trách nhiệm thế này thì tôi cũng có thể làm thủ tướng. Vì theo quy định Thủ tướng chỉ có báo cáo trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, còn vắng mặt thì ủy quyền – trách nhiệm rất nhỏ.”

Theo ông Thuyền, trách nhiệm của thủ tướng phải là đấu tranh ngăn chặn lãng phí, tham nhũng; trực tiếp trả lời chất vấn của cử tri trước Quốc hội; chịu trách nhiệm về hoạt động của Chính phủ…

Cũng góp ý về nội dung này, đại biểu tỉnh Sóc Trăng, ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng trong dự thảo luật trên, trách nhiệm của thủ tướng và chính phủ chưa tương xứng với quyền hạn được giao. Trong trường hợp xảy ra những vụ việc như Vinashin thì rút kinh nghiệm, quy định trong luật này như thế nào?

Trước khi các đại biểu Quốc hội thảo luận về các nội dung trên, trình bày báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi), ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã cho biết qua thảo luận, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ hơn trong Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong bộ máy nhà nước.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung vào Điều 28 quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn, Điều 29 quy định về trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.

Liên quan:

>>> Có nên bỏ án tử hình với tội tham nhũng?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới