Thứ Ba, 19/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Thanh toán thẻ khi đi ăn uống, dễ hay khó?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Thanh toán thẻ khi đi ăn uống, dễ hay khó?

Yên Minh

(TBKTSG Online) – Một trong những thông tin bên lề đáng chú ý từ kỳ họp HĐND TPHCM vừa qua (từ ngày 4 đến ngày 7-12) là việc Cục thuế TPHCM vừa đề xuất với chính quyền quy định ngành hàng ăn uống, dịch vụ cao cấp phải sử dụng máy chấp nhận thẻ thanh toán, hay còn gọi là máy tính tiền (POS) có kết nối với cơ quan thuế, và phải sử dụng hóa đơn điện tử để có thể xác minh chính xác doanh thu thực tế.

>>Có nên mua bán nhà đất bằng tiền mặt?

>>Cần giải pháp đồng bộ để phát triển kênh thanh toán thẻ

Thanh toán thẻ khi đi ăn uống, dễ hay khó?
Cơ quan thuế một số địa phương đề xuất lắp đặt máy tính tiền tại các cơ sở kinh doanh để kết nối thông tin quản lý doanh thu. Ảnh minh họa: Timo.vn

Theo ông Trần Ngọc Tâm, Cục trưởng Cục Thuế TPHCM, đề xuất này được xem là biện pháp nhằm tăng cường quản lý thuế với hoạt động kinh doanh ngành ăn uống, dịch vụ cao cấp. Đề xuất này sẽ được lấy ý kiến các đơn vị liên quan trước khi trình UBND TPHCM và các cơ quan hữu quan.

“Tiêu chí để phân biệt là nhà hàng thường bán theo kiểu đặt món, trong khi quán ăn thường bán các món nấu sẵn, ví dụ quán phở, bún bò…”, ông Tâm giải thích. Theo đề xuất, những hóa đơn từ trên 5 triệu đồng sẽ phải thanh toán qua ngân hàng thay vì mức 20 triệu đồng như quy định trước đó.

Trước đó, Tổng cục Thuế cũng cho hay cơ quan này nhận được công văn của Cục thuế TP Đà Nẵng, Cục thuế tỉnh Quảng Ninh và Cục thuế TP Hà Nội đề nghị về giải pháp lắp đặt máy tính tiền tại các cơ sở kinh doanh để thực hiện kết nối thông tin quản lý doanh thu kinh doanh.

Tổng cục Thuế đã báo cáo Bộ Tài chính triển khai Đề án hóa đơn điện tử và đã được Bộ Tài chính phê duyệt.

Vị trí đặt bình chọn

Cụ thể, giai đoạn 1 (từ năm 2017 đến 2018), trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm đối với 200 doanh nghiệp tại Hà Nội và TPHCM, tiếp tục mở rộng thí điểm tại hai địa bàn này và 8 tỉnh thành phố khác, với số lượng dự kiến khoảng 12.000 doanh nghiệp.

Giai đoạn 2 (từ 2018 đến 2020), trên cơ sở pháp lý đã được hoàn thiện đầy đủ, Tổng cục Thuế sẽ triển khai mở rộng toàn bộ người nộp thuế bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh theo hướng: thu thập dữ liệu hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp tự triển khai hóa đơn điện tử, thu nhập dữ liệu từ máy tính tiền, phần mềm bán hàng của nhà hàng, siêu thị, khách sạn…

Trên thực tế, các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt đã được khảo sát và cho thấy đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia cũng như cho doanh nghiệp và cá nhân về mặt thời gian, tiền bạc… Nhưng còn quá nhiều yếu tố kìm hãm khiến Việt Nam chậm trễ trong việc phát triển loại hình thanh toán phi tiền mặt này.

Mời bạn đọc chia sẻ ý kiến về vấn đề nêu trên.
 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới