Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Lao động nước ngoài đóng BHXH bắt buộc: Nên hay không?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Lao động nước ngoài đóng BHXH bắt buộc: Nên hay không?

Thùy Dung

(TBKTSG Online) – Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc cho người nước ngoài tạo gánh nặng cho doanh nghiệp, đồng thời khiến cho các loại “thuế” mà người lao động nước ngoài phải chịu ở Việt Nam thuộc nhóm cao nhất trong khu vực, trong khi nhà hoạch định chính sách lại cho rằng quy định này tạo công bằng cho lao động trong và ngoài nước trên lãnh thổ Việt Nam.

Lao động nước ngoài đóng BHXH bắt buộc: Nên hay không?
Tuyến metro đang xây dựng ở TPHCM, nơi có nhiều chuyên gia Nhật Bản đang làm việc. Ảnh: Thành Hoa

Theo Luật BHXH năm 2014, kể từ ngày 1-1-2018, người nước ngoài lao động tại Việt Nam phải đóng BHXH bắt buộc.

Cụ thể, theo dự thảo Nghị định về nội dung này, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động và có giấy phép lao động, giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề phải đóng BHXH bắt buộc. Nhìn chung, chế độ BHXH đối với người lao động nước ngoài giống với người lao động Việt Nam, bao gồm năm chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí và trợ cấp tử tuất.

Nhìn chung, chế độ BHXH đối với người lao động nước ngoài giống với người lao động Việt Nam, bao gồm năm chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí và trợ cấp tử tuất.

Dự thảo Nghị định xem xét hai phương án. Phương án thứ nhất là tất cả 5 chế độ sẽ được áp dụng ngay từ ngày 1-1-2018. Và phương án thứ hai là ba chế độ gồm ốm đau, thai sản và tai nạn lao động sẽ được áp dụng từ ngày 1-1-2018; hai chế độ còn lại gồm hưu trí và trợ cấp tử tuất sẽ được áp dụng từ ngày 1-1-2020.

Theo báo cáo mới đây của Nhóm công tác đầu tư và thương mại của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF), dự thảo Nghị định và tờ trình dự thảo Nghị định đề cập một số lo ngại phát sinh.

Theo đó, nguyên tắc cộng dồn thời gian phải tham gia BHXH không được dự thảo Nghị định điều chỉnh. Nguyên tắc này chỉ áp dụng với công dân của những quốc gia mà Việt Nam đã ký thỏa thuận song phương tránh đóng BHXH hai lần.

Như vậy, đối với một lao động nước ngoài đã đóng 5 năm BHXH bắt buộc ở Thái Lan, 5 năm ở Singapore, 5 năm ở Mỹ rồi sau đó sang Việt Nam làm việc, sẽ rất khó để tính cộng dồn thời gian đóng BHXH của người lao động này tại những nước trên vào hệ thống BHXH của Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam đã hoàn tất đàm phán hiệp định tránh đóng BHXH hai lần với Đức, Hàn Quốc. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đang xúc tiến trao đổi thông tin, triển khai đàm phán với Nhật Bản.

Ngoài ra, theo dự thảo Nghị định, người lao động nước ngoài sẽ được hưởng trợ cấp BHXH một lần trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn hoặc giấy phép lao động hết hạn. Khi đó, người lao động nước ngoài phải nộp đơn yêu cầu 30 ngày trước ngày hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động hết hạn. Cơ quan BHXH phải có trách nhiệm giải quyết và thanh toán tiền trợ cấp cho người lao động trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hợp lệ.

Song, Nhóm công tác đầu tư và thương mại hoài nghi về quy định này.

Theo nhóm này, quy định là một chuyện, nhưng thủ tục hành chính rườm rà của cơ quan BHXH khiến doanh nghiệp FDI hoài nghi về tính hiệu quả của quy định trong thực tế.

Ngoài ra, nhóm công tác cũng cho rằng, ban đầu, quy định trong Luật BHXH 2014 coi việc đóng BHXH cho người nước ngoài như một phúc lợi của người lao động nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam, nhằm đảm bảo sự bình đẳng trong việc hưởng thụ quyền lợi từ BHXH giữa lao động trong và ngoài nước.

Luật BHXH 2014 quy định kể từ 1-1-2018 người lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam theo giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp “sẽ được phép" tham gia chương trình BHXH bắt buộc.

Tuy nhiên, quy định này trong dự thảo Nghị định mang tính chất như là một nghĩa vụ hơn là quyền tham gia chương trình BHXH.

Nhóm này coi việc đóng BHXH cho lao động nước ngoài là một loại thuế. Như vậy, tính thêm cả loại “thuế” mới này thì các loại thuế mà người lao động phải chịu ở Việt Nam sẽ thuộc nhóm cao nhất trong khu vực (tính đến số lượng các loại thuế, mức đóng cao và phạm vi áp dụng rộng), không chỉ tính đối với tiền lương mà còn tất cả các loại phúc lợi khác.

Vị trí đặt bình chọn

Ông Trần Hải Nam, Phó vụ trưởng Vụ BHXH, Bộ LĐTB&XH tại một buổi họp về BHXH trước đó cho hay, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải đóng một lần BHXH ở Việt Nam và khi sang nước khác, như Nhật Bản, vẫn phải đóng BHXH thêm một lần nữa vào quỹ hưu trí của họ.

Đồng thời, ông Nam cũng khẳng định quy định mới không những không làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp nước ngoài mà còn tạo ra sự bình đẳng giữa lao động trong và ngoài nước. Thay vì trả hết lương cho lao động nước ngoài, chủ sử dụng sẽ trích một phần trong đó để đóng BHXH và không làm thay đổi tổng quỹ lương của doanh nghiệp.

Mời đọc thêm:

BHXH bắt buộc với lao động nước ngoài: yếu cơ sở, thiếu ngoại trừ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới