Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG 26-2018: Xu hướng sa thải lao động tuổi ngoài 35

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG 26-2018: Xu hướng sa thải lao động tuổi ngoài 35

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Nguyễn Thị Lan, quê Hà Tĩnh, đang chờ làm thủ tục giải quyết trợ cấp thất nghiệp, cho hay: “Tôi bị sa thải. Lý do là công ty làm ăn khó khăn, thu hẹp sản xuất và những người nhiều tuổi như tôi là đối tượng đầu tiên", Lan nói.

Cô đã từng gắn bó hơn chục năm tại một công ty may trong khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội. Trước xu hướng sa thải lao động tuổi ngoài 35, Nhà nước cần có những chính sách chủ động dài hơi thay cho chính sách đối phó ngắn hạn thông thường.

Xin giới thiệu bạn đọc chuyên đề về vấn đề này trên TBKTSG số ra ngày 28-6-2018 với các bài viết:

Thất nghiệp ở tuổi ngoài 35: vấn đề không của riêng ai (Thùy Dung): Có rất nhiều lý do để lao động nghỉ việc, có thể vì không còn đủ sức khỏe để làm việc trong dây chuyền công nghiệp, có thể do công ty làm ăn khó khăn phải sa thải lao động, có thể lao động muốn nhận bảo hiểm xã hội một lần để về quê làm một nghề khác bớt vất vả hơn… Tuy nhiên, nhiều người trong ngành giải thích hiện tượng trên chủ yếu là do các doanh nghiệp “vắt chanh bỏ vỏ", sa thải lao động lớn tuổi.

Cần chính sách chủ động, dài hạn (Lê Văn Đạo): Cần nhìn nhận xu hướng thải loại lao động đang diễn ra là một hệ lụy tất yếu của thời kỳ thu hút đầu tư dựa trên lao động giá rẻ. Chính sách nên hướng đến việc quy chuẩn quy trình sa thải lao động, hỗ trợ người lao động chuyển đổi nghề nghiệp, tuyên truyền, vận động người lao động để họ có sự chuẩn bị tốt nhất.

Lối thoát cho lao động dôi dư: phát triển đào tạo nghề tư nhân (Nguyễn Quang Đồng): Cải cách hệ thống đào tạo nghề và tăng cường hiệu quả các thiết chế bảo vệ người lao động là những vấn đề ngắn hạn cần gấp rút giải quyết.

Các bài viết khác trên số báo này:

Khi bằng đại học là điều kiện kinh doanh (Mục Ý kiến): Có bằng đại học hay không hãy để cổ đông, người góp vốn hình thành nên doanh nghiệp lo bởi đó là tương lai của doanh nghiệp họ.

Mùa lũ hẹn… đau (Nguyên Lê): Tất cả chúng ta cần phải được thôi thúc bởi câu hỏi: Chẳng lẽ chỉ có thể trần lưng gánh chịu và khắc phục hậu quả mưa lũ cực đoan?

“Cú trồi” khác trước của tỷ giá (Hải Lý): Vừa qua cơ quan quản lý đã để thanh khoản tiền đồng quá dồi dào, dồi dào đến mức lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng có ngày chỉ còn 0,9%/năm, kích thích sự đầu cơ ngoại tệ.

Chiến tranh thương mại ngày 6-7-2018? (Hải Lý): Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố vào ngày 5-7-2018 sẽ giảm mức dự trữ bắt buộc đối với một số ngân hàng thương mại nhằm bơm ra thêm 108 tỉ đô la Mỹ, một ngày trước khi phía Mỹ (nếu không thay đổi) áp dụng mức thuế mới lên thép, nhôm và nhiều hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hệ lụy từ việc ACV khép kín đầu tư (Lan Nhi): Cho dù vốn của doanh nghiệp hay vốn ngân sách, vốn vay ODA về cho vay lại, vốn trái phiếu…thì việc ACV vừa là cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư, thực hiện dự án, vừa tiếp nhận dự án trong giai đoạn khai thác có thể dẫn đến nhiều hệ lụy không chỉ cho việc sử dụng vốn nói riêng.

Giảm giá dịch vụ y tế: lợi và hại (BS. Võ Xuân Sơn): Việc điều chỉnh giảm giá các dịch vụ khám, chữa bệnh sẽ, hoặc là làm giảm chất lượng khám chữa bệnh, hoặc làm tăng phần người bệnh phải chi trả.

Cải cách, nhìn từ chuyện muối i-ot, sắt, kẽm (Minh Tâm): Cuối cùng, các hiệp hội ngành nghề đã vận động được Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i- ốt” và “bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” nằm trong Nghị định 09/2016. Thế nhưng, sau hơn một tháng chờ đợi, mọi thứ vẫn y nguyên khiến các hiệp hội lại phải đồng kiến nghị lên Chính phủ.

Tìm cách giảm thiểu tranh chấp đầu tư quốc tế (Quốc Hùng): Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng mang đến nhiều cơ hội gia tăng nguồn vốn ngoại, song cũng đặt ra nhiều rủi ro về tranh chấp đầu tư quốc tế, đáng chú ý là việc nhà đầu tư khởi kiện Chính phủ. Cần có một cơ chế, biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa và hạn chế vướng mắc của nhà đầu tư, nhằm tránh tối đa phát sinh thành tranh chấp đầu tư.

Chương trình khoan hồng giúp kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (Trần Phạm Hoàng Tùng): Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật Cạnh tranh sửa đổi là sự ghi nhận chương trình khoan hồng (leniency program). Theo kinh nghiệm thế giới, đây chính là phương thức hữu hiệu để một luật cạnh tranh tiếp cận và phá bỏ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Tiền ảo và tiền điện tử (Trương Thanh Đức): Cần xây dựng một đạo luật quy định về các phương tiện thanh toán, trong đó có tiền điện tử. Đồng thời cần thừa nhận mở rộng một số phương tiện thanh toán như hối phiếu, phương tiện thanh toán khác, kể cả loại chỉ sử dụng để thanh toán trong một phạm vi hạn hẹp nhất định, trong đó không loại trừ tiền ảo.

Quản lý rủi ro tại nguồn khi nhận thế chấp tài sản (TS. Bùi Đức Giang): Do tài sản thế chấp vẫn nằm trong tay của bên thế chấp nên vẫn có ít nhiều rủi ro đối với ngân hàng là bên nhận thế chấp. Ngân hàng cần đặc biệt chú ý đến việc tiên lượng và phòng ngừa các rủi ro này ngay từ thời điểm xác lập hợp đồng thế chấp.

Cấm TCTD mua TPDN có mục đích cơ cấu nợ: cần có điểm loại trừ (Phong Hiếu): Phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) với mục đích cơ cấu nợ trong một số trường hợp không phải là che giấu nợ xấu và không làm tăng rủi ro cho người mua.  Do đó, Ngân hàng Nhà nước nên cân nhắc áp dụng điểm loại trừ tương tự cho vay tái tài trợ đối với quy định cấm tổ chức tính dụng (TCTD) mua TPDN có mục đích cơ cấu nợ.

Cổ phiếu Yeah1: tiềm năng nhưng giá có quá đắt? (Linh Trang): Mặc dù hoạt động trong lĩnh vực khá thời thượng, có nhiều tiềm năng tăng trưởng nhưng mức giá chào sàn tới 250.000 đồng/cổ phiếu của Yeah1 không phải không gây ra lo ngại đối với nhiều nhà đầu tư.

“Gian nan” xử lý nợ đọng thuế – có thật không? (Phan Minh Ngọc): Để xử lý thành công nợ đọng thuế thì trước hết và quan trọng nhất là ngành thuế phải làm tròn, làm tốt trách nhiệm thu thuế của mình, thay vì đổ lỗi cho khách quan rồi đề xuất xóa nợ thuế.

Ì ạch phát triển năng lượng xanh (Văn Nam): Dù Chính phủ đã ban hành một số chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng xanh nhưng thực tế triển khai các dự án này trong những năm qua không được như kỳ vọng.

Du lịch thông minh đã gõ cửa (Đào Loan): Các doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ để phát triển kinh doanh, tiếp thị, điều hành điểm đến và gia tăng trải nghiệm cho du khách hay còn gọi là phát triển du lịch thông minh.

Khởi nghiệp, cần tiến tới đổi mới sáng tạo (Trung Chánh): Để có thể tạo ra sự đột phá cho nền kinh tế, rất cần khởi nghiệp bằng con đường đổi mới sáng tạo.

Được và mất khi tung chiêu giữ nhân tài (Hoàng Võ Minh Tuấn – LS Lê Trọng Thêm): Việc ký kết các thỏa thuận có tính ràng buộc nhằm giữ chân người tài sau quá trình đào tạo nghề là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp gần đây đã vận dụng  những quy định ràng buộc có phần quá đà.

Vạ lây với cuộc chiến thương mại (Nguyễn Quang Bình): Các nhà kinh doanh cà phê nên chuẩn bị tinh thần ứng phó.  Theo dõi thị trường, chọn đỉnh giá trên sàn để giảm thiểu tồn kho, tìm cách mua bán với những nhà kinh doanh và rang xay loại nhỏ và vừa để bảo đảm an toàn vốn liếng và giảm dần tồn kho.

Khi dữ liệu hình thành từ đám đông (Lê Thư): Một quyết định cần có sự ủng hộ của đám đông, nhưng một quyết định ra đời dựa trên xu hướng đám đông có khi lại là điều cần cân nhắc.

Nhiều cơ hội sang Nhật Bản làm việc (Thùy Dung): Nhật Bản vừa thông qua chính sách mới đối với lao động nước ngoài, trong đó có hàng loạt điều kiện nới lỏng cho nhóm lao động phổ thông. Tuy vậy, để giữ được thị trường việc làm này, Việt Nam cần sự phối hợp của nhiều phía.

Tính nhân văn trong giấy cam đoan đồng ý phẫu thuật (Hoàng Nhung): Những tranh cãi xung quanh vấn đề bệnh nhân phải ký “giấy cam kết” với bệnh viện khi cần can thiệp điều trị bằng phẫu thuật, thủ thuật hay một số biện pháp điều trị tích cực khác vẫn kéo dài nhiều năm qua. Nhiều người cho rằng việc này cần được quan tâm thực hiện một cách nhân văn hơn.

Nơi nào có gia đình, nơi đó là nhà (Minh Lê): Ngay trước Ngày Gia đình 28-6, một người rao bán bất động sản. Anh viết lời rao rằng anh bán “home” chứ không bán “house”.

Châu Âu bắt đầu trả đũa Mỹ (Minh Đức): EU đã chính thức mở một “mặt trận” trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, khi tuyên bố áp đặt thuế nhằm vào một loạt sản phẩm của nước này trị giá 3,2 tỉ đô la Mỹ. Cuộc chiến do Mỹ khởi mào với các đối thủ và cả đồng minh đang gây ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế toàn cầu và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Cuộc cải cách mới ở Ảrập Saudi (Minh Đăng): Từ ngày 24-6, Saudi Arabia đã chính bãi bỏ lệnh cấm phụ nữ lái xe. Động thái trên được cho là một cuộc cải cách mang tính lịch sử. Liệu xu hướng tiến bộ đó có tiếp tục thúc đẩy sự thay đổi đối với nhiều quy định chặt chẽ khác dành cho phụ nữ ở quốc gia Hồi giáo này hay không?

Nội bộ Mỹ chia rẽ về chính sách với Trung Quốc (Chánh Tài): Các mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump bùng lên một lần nữa sau khi Nhà Trắng công bố kế hoạch hạn chế hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại Mỹ.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới